Sản phẩm >> Kho nổi chứa xuất dầu 150.000 tấn - FSO5

Tên tàu: Kho nổi chứa xuất dầu FSO5 ( PTSC- Bạch Hổ)
Chủ tàu: Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí PTSC
Đơn vị thiết kế: Công ty Monobuoy của Vương Quốc Anh.
Cơ quan Đăng kiểm: ABS và VR giám sát thi công và phân cấp.
Đơn vị thi công: Công ty TNHH MTV Đóng Tàu Nam Triệu, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Phà Rừng, Công ty TNHH MTV Đóng Tàu Bạch Đằng, Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long.
 
 
 
I. Giới thiệu chung:
 
   Công trình Kho nổi chứa xuất dầu lớn nhất Việt Nam và là công trình đầu tiên được đóng mới thành công ở Việt Nam được gọi là “Dự án đóng mới kho nổi chứa xuất dầu FSO5” được viết bởi cụm từ “Floating Storage of Offloading Unit 5”.FSO5 là một công trình hiện đại làm nhiệm vụ tách lọc dầu từ mỏ, xử lý tách lọc nước và tạp chất với một hệ thống hiện đại và xuất dầu thô cho các tàu chở dầu và tàu dịch vụ.
Hiện nay trên Thế giới các nước phát triển tiên tiến trong công nghệ đóng tàu và công nghệ đóng các sản phẩm dầu khí vẫn đang được nghiên cứu các phương pháp áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm hoàn thiện và rút ngắn thời gian thi công cũng như hoán cải để đóng mới hoàn thiện một sản phẩm “Kho nổi chứa xuất dầu”.
   Một số các nhà máy đóng tàu lớn trên Thế giới đang lựa chọn phương pháp hoán cải các tàu dầu có trọng tải cao sang FSO, chi phí cho việc hoán cải này rất lớn cũng như toàn bộ phần máy móc thiết bị tàu dầu có thể phải thay thế hoặc loại bỏ, tuy nhiên các nhà máy này dường như chỉ kể đến bởi một vài nhà máy có đủ kinh nghiệm và năng lực trong việc hoán cải, cụ thể tại Singapore có nhà máy đóng tàu Keppel, các nhà máy khác tại Singapore như Sembawang, Jurong đều chọn phương pháp đóng mới.
Việc đóng mới một Kho nổi chứa xuất dầu có tầm quan trọng và quy mô rất lớn, ngoài ra các nhà máy đóng tàu phải trang bị các thiết bị hiện đại để phục vụ sản xuất: từ cần cẩu, xe bàn, xe nâng, các thiết bị phục vụ cơ khí, các máy CNC và thiết bị điện hiện đại cùng đội ngũ công nhân kỹ sư lành nghề giàu kinh nghiệm. Tại Johore – Malaysia máy đóng tàu MSE rất hiện đại và quy mô lớn nhưng cũng không thể đóng mới một kho nổi chứa xuất dầu như kho nổi FSO5.
   Ngoài ra một số nhà máy đóng tàu có lịch sử lâu đời và tiềm lực đóng tàu có trọng tải lớn cũng như việc tiếp cận sớm trong việc đóng mới các sản phẩm dầu khí tại Hàn Quốc như Hyundai Heavy Industry, tại Nhật Bản như IHHI đều có thể đóng mới hoặc hoán cải các tàu chở dầu sang FSO hoặc FPSO.
Tại Việt Nam chúng ta, lần đầu tiên trong lịch sử ngành đóng tàu Việt Nam, FSO5 được đóng mới tại Công ty TNHH MTV Đóng Tàu Nam Triệu và các Nhà máy đóng tàu của Vinashin, nó là một dấu ấn lịch sử đánh dấu bước ngoặt của sự thăng hoa cho ngành đóng tàu Việt Nam cũng như khẳng định vị trí nền công nghiệp đóng tàu bước thêm một bước trên thế giới.
 
 
II. FSO5 – Kho nổi chiết xuất dầu lớn nhất Việt Nam:
 
   FSO5 được thi công và trang bị như một kho nổi chứa xuất dầu, hoạt động tại mỏ dầu Bạch Hổ và mỏ Rồng trên thềm lục địa của Việt Nam trong vùng biển phía Nam Trung Quốc, cách bờ 200 dặm.
FOS5 được neo buộc bằng một hệ thống tháp neo ngoài tại phần mũi, tại đây FSO5 được giữ vững chãi bằng 9 cọc neo cùng 9 sợi xích neo có đường kính từ 85 đến 135mm đảm bảo ổn định cho FSO5 hoạt động trong thời gian 10 năm và gió cấp 17 tại vị trí neo đậu. Ngoài ra hệ thống neo còn được thiết kế đảm bảo sự hoạt động của FSO5 trong vòng 100 năm cũng như chịu được thời tiết khí hậu tại mỏ Rồng -  mỏ Bạch Hổ.
Mô tả quá trình xử lý dầu:
 
   Dầu được tách riêng khỏi khí tại các giàn cố định ngoài khơi (OFP) hoặc giàn xử lý trung tâm (CPP) với hàm lượng nước tối đa 10% thể tích dẫn đến thông qua các đường ống dẫn, các ống góp ngầm (PLEM) dưới biển, các đường ống mềm, cụm khớp nối xoay di động tới FSO-5. Tại đây, dầu được làm sạch sơ bộ trong các bầu lọc thô tại đường vào để tách bỏ các tạp chất bẩn cơ học, sau đó được chuyển tới dụng cụ đo lắp tại đường vào. Sau khi được hâm nóng tới 65oC trong thiết bị trao đổi nhiệt (Heat Exchanger – thiết bị hâm dầu), dầu đi qua các ống phun hướng dòng đến két xử lý lắng tới điều kiện của két chứa (hàm lượng nước tối đa 5% thể tích). Để đạt được mục đích này cần sử dụng một két trung tâm. Dầu sau khi xử lý được chuyển tới các két dầu hàng để chứa ở nhiệt độ 45oC. Có hai két xử lý (số C3.P và C3.S). Ống dẫn dầu vào trong két xử lý sẽ có các lỗ hình ô van ở miệng ống làm cho chất lỏng phân tán nhỏ chảy vào trong két nhanh hơn. Việc bố trí này sẽ làm cho tách nước có hiệu quả hơn bởi sự va chạm nước bằng cách nào sẽ làm cho các giọt nước đọng lại thành từng lớp. Dầu đã qua xử lý được giữ ở nhiệt độ 65oC trong két xử lý sẽ được chuyển chủ yếu qua bơm hàng và bơm hút cạn vào các két dầu hàng dự trữ (số 1, 2, 4, 5). Dầu dự trữ trong các két này được duy trì ở nhiệt độ 45oC và sẽ được bơm lên bằng bơm hàng và xuất dầu vào trạm xuất dầu qua một hệ thống kiểm đếm dầu (Metering Skid) được đặt tại phía đuôi FSO5.
    Trước khi xuất dầu, khoảng 50% dầu trong két xử lý được bơm vào két dầu hàng dự trữ bằng máy bơm dầu hàng để cho két xử lý vơi một nửa. Tại giai đoạn đầu tiên của quá trình xuất dầu trên FSO5, dầu được đưa vào két xử lý sẽ được chứa trong phần trống của két. Trước khi két xử lý đầy, dầu trong các két dầu hàng dự trữ được xuất ra. Bước tiếp theo sau khi két xử lý đầy thì dầu trong két xử lý được bơm vào két dầu hàng. Vậy quá trình xuất dầu ở đây sẽ được liên hoàn khép kín.
 
    Nước được tách ra từ két xử lý được chuyển về két lắng (Slop tank) bên trái. Nước sau khi lắng sơ bộ ở két này sẽ được chảy về két lắng bên phải sau đó được bơm đến thiết bị hydrocyclon trên boong chính để xử lý tiếp qua bơm hydrocyclon (trong buồng bơm). Nước sau khi xử lý đảm bảo nồng độ dầu nhỏ hơn 15 phần triệu sẽ được thải ra mạn. Nồng độ dầu trong nước thải sẽ được kiểm soát hoàn toàn tự động thông qua thiết bị kiểm tra nồng độ dầu. Dầu được tách ra trong két lắng sẽ chảy ngược lại một trong số các két hàng.
    Trên kho nổi FSO5 còn được trang bị một hệ thống buồng thí nghiệm với đầy đủ các thiết bị thí nghiệm và vật dụng cần thiết để các thuyền viên thực hiện việc kiểm tra chất lượng dầu cũng như kiểm định nước thải ra biển.
    Khí tách khỏi dầu trong suốt quá trình xử lý và dự trữ trên FSO5 phải được xử lý bằng quy trình hút nguội để đưa chất lỏng quay lại một trong các két hàng (được xử lý qua thiết bị thu gom khí – VRU). Khí còn lại sẽ được thoát ra ngoài khí quyển qua một tháp khí, trên tháp được thiết kế các hệ thống van xả và van an toàn trong khi xả khí.
    Phần thân vỏ FSO5 được thiết kế để hoạt động ngoài khơi trong thời gian là 10 năm không lên ụ khô, và thời gian khai thác trong vùng biển hoạt động là 100 năm.
 
 
Kích thước và đặc điểm
(1). Kích thước
- Chiều dài toàn bộ:                                                    258.14m
- Chiều dài toàn bộ (thân) tối đa:                                 227.79m
- Chiều dài vuông góc:                                                224.22m
- Bề rộng, thiết kế:                                                    46.40m
- Độ sâu, thiết kế:                                                     24.00m
- Mớn nước thiết kế, lý thuyết:                                   18.00m
- Mớn nước tối đa, lý thuyết:                                      20.00m
- Độ cong dọc của boong trên (tại đường tâm FSO5):    0
- Độ cong ngang của boong trên (đường thẳng):          0.15m
(2) Chiều cao boong, lý thuyết:
- Các buồng trên boong của khu sinh hoạt (tại đường tâm)
+ Boong chính đến boong “A”:                                    3.20m
+ Boong “A” đến boong “B”:                                       2.80m
+ Boong “B” đến boong “C”:                                       2.80m
+ Boong “C” đến boong “D”:                                       2.80m
+ Boong “D” đến boong “E”:                                       2.80m
+ Boong “E” đến boong máy bay trực thăng:                2.90m
(3) Trọng tải toàn phần
    - Trọng tải toàn phần tối thiểu ở mớn nước thiết kế:  150.000 tấn
    - Trọng tải toàn phần tối thiểu ở mớn nước tối đa:     150.000 tấn
(4) Thiết bị 
Chú ý: Các kích cỡ cuối cùng phải phụ thuộc vào kết quả của thiết kế cơ bản.
(a)    Thiết bị phát điện.
- Máy phát điện Diêzen
+ Số lượng: 3 bộ
+ Công suất: ~950Kw, AC450V, 60Hz, 3j.
- Máy phát sự cố                
+ Số lượng: 1 bộ
+ Công suất: ~200Kw, AC450V, 60Hz, 3j.
(b) Thiết bị sinh hơi.
- Nồi hơi phụ
+ Loại: Đứng, nồi hơi dùng cho hàng hải loại hình trụ.
+ Số lượng: 2 bộ
+ Công suất: ~25 tấn/h
+ Áp suất hoạt động: 1.57Mpa
(c) Bơm hàng và bơm ba lát.
- Bơm dầu hàng :
    + Loại: Loại tuabin hơi dẫn động hình trụ đứng
    + Số lượng: 2 bộ
    + Công suất: ~4000m3/h x 150m
-     Bơm dầu hàng :
+ Loại:  Loại máy diesel dẫn động hình trụ đứng
+ Số lượng: 1 bộ
+ Công suất: ~4000m3/h x 150m.
- Bơm hút dầu hàng :
    + Loại: Loại hơi dẫn động tương hỗ
    + Số lượng: 1 bộ
    + Công suất: ~100m3/h x 150m
- Máy phun hút dầu hàng :
    + Số lượng: 1 bộ
    + Công suất: ~400m3/h
- Bơm nạp hydrocyclone :
    + Loại: Loại động cơ dẫn động hình trụ đứng
    + Số lượng: 2 bộ
    + Công suất: ~100m3/h x 70m.
- Bơm ba lát :
+ Loại: Loại Tuabin hơi dẫn động hình trụ đứng.
+ Số lượng: 1 bộ
+ Công suất: ~ 2000m3/h  35m.
- Máy phun hút ba lát:
+ Số lượng: 1 bộ.
+ Công suất: ~100m3/h.
(5) Mức tiêu thụ dầu:
 
- Mức tiêu thụ dầu trong điều kiện nạp và xuất đặc trưng được dự kiến như sau, dựa trên một năng suất tỏa nhiệt thấp là 10.200 kcal/kg.
- Trong điều kiện nạp: 1D/G và một nồi hơi phụ hoạt động.
- Nồi hơi phụ: Sau khi tính thời gian/ngày.
- Máy phát Diezel: Sau khi máy được lựa chọn thời gian/ngày.
- Trong quá trình hoạt động bình thường dựa trên điều kiện đặc trưng của mức tiêu thụ như đã nêu trên, trong khi thời gian dự kiến nạp là 9 ngày và xuất là 1 ngày.
- Dầu Diezel: Khoảng 68 ngày.
- Dầu nặng: Khoảng 61 ngày.
- Mức tiêu thụ dầu của các nồi hơi sẽ khác nhau với nhiều yếu tố,ví dụ: điều kiện hoạt động, điều kiện xung quanh,… Mức tiêu thụ dầu của các nồi hơi chỉ được dự kiến theo giả thuyết điều kiện xung quanh như sau:
- Nhiệt độ nước biển: 24.00(0C).
- Nhiệt độ không khí xung quanh: 21.00(0C).
- Mức tiêu thụ dầu và lượng yêu cầu hơi nước sẽ được tính toán lại và cập nhật sau để kiểm tra.
(6) Bố trí chung:
FSO5 phải là Kho nổi chứa xuất dầu được neo buộc bằng hệ thống tháp neo ngoài ở mũi FSO5. Buồng máy, buồng bơm và khu sinh hoạt phải ở phía đuôi. Boong trực thăng phải ở trên cùng khu sinh hoạt.
Thân chính bao gồm két nhọn mũi ở đầu, một buồng máy bơm cứu hỏa, các két hàng và két ba lát, buồng bơm, buồng máy ở đuôi và ở mũi, các két dầu Diezel và dầu đốt, két nước ngọt, nước uống, các két lắng, két nhọn mũi ở đuôi và két rỗng.
Khu vực hàng phải là vỏ đôi và phân chia thành 5 cặp két dầu hàng và 1 cặp két lắng bằng các vách ngăn dọc và ngang. Khu vực dầu và khu vực xử lý phải được bảo vệ bằng 2 lớp vỏ và đáy đôi tránh hỏng hóc do va chạm làm tràn dầu. Khu vực đáy đôi sẽ được sử dụng cho các đường ống dẫn và các két nước ba lát được phân chia thành 6 cặp. Buồng máy và kho chứa cáp phía mũi được bố trí ở cạnh kết cấu bệ đỡ tháp ở phần mũi của FSO5.
Khu vực thượng tầng của FSO5 được trang bị phía đuôi, với tiêu chuẩn 3 sao của Châu Âu cùng với đủ chỗ sinh hoạt và làm việc cho 50 thuyền viên. Khu vực cho máy trưởng và thuyền trưởng được thiết kế trên Boong D ở phía lái FSO5. Ngoài ra trong khu vực thượng tầng còn có phòng thể thao, bể bơi, câu lạc bộ, thư viện, phòng hút thuốc, phòng y tế…và các tiện nghi khác dành cho các thủy thủ trên tàu.
Khu vực boong chính gần lái được trang bị lắp đặt hệ thống phòng thí nghiệm có đầy đủ dụng cụ cần thiết để kiểm định dầu.
Boong sân bay trực thăng ở bên mạn phải phía lái được trang bị chuyên dụng cho máy bay MI 17 theo tiêu chuẩn sân bay của kho nổi (CAP 437).
 
 
III. Thiết kế – thi công kho nổi chứa xuất dầu FSO5.
 
Thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công dự án FSO5:
FSO5 được thiết kế dựa trên yêu cầu kỹ thuật cơ bản và việc khai thác dầu tại mỏ Rồng và mỏ Bạch Hổ vùng biển Việt Nam do chủ đầu tư PTSC cung cấp.
Việc thiết kế là bước đầu tiên khi xây dựng dự án và là bước quyết định quan trọng cho tiến độ mua sắm vật tư cũng như tiến độ ,vì vậy Vinashin đã chủ động triển khai từ thiết kế cơ bản – thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công dự án.
Thiết kế kỹ thuật dự án do các nhà thầu của nhóm GO5 phụ trách đảm nhiệm trong đó:
- Công ty Monobuoy – Monaco chịu trách nhiệm chính về việc điều hành và quản lý chung trong công tác thiết kế.
- Công ty Sinus – Balan chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế phần thân FSO5
- Công ty London Floadting production LTd – Uk chịu trách nhiệm thiết kế phần hệ thống neo buộc FSO5.
- Công ty Mợpro Limited – Uk chịu trách nhiệm cung cấp và thiết kế các module xử lý dầu.
- Công ty Petromaritime Consulting – Monaco chịu trách nhiệm về phần dầu khí.
Thiết kế thi công do Công ty TNHH MTV Đóng Tàu Nam Triệu và Viện Khoa học công nghệ Tàu Thủy đảm nhiệm,việc thiết kế thi công được triển khai trên phần mềm thiết kế thi công tàu hiện đại nhất hiện nay, phần mêm Nupas – Cadmatic do các chuyên gia Phần Lan cung cấp.Phần mềm dựa trên nguyên tắc dựng mô hình 3D để tạo khung nhìn và độ chính xác về chi tiết của con tàu,các chuyên gia kỹ thuật cùng các cán bộ kỹ thuật dễ dàng kiểm tra độ chính xác,an toàn về kết cấu,thiết bị, cũng như từng hệ thống trên phần mềm trước khi tiến hành thi công sản xuất.
Phê duyệt toàn bộ thiết kế và các thiết bị chính của FSO5 do cơ quan đăng kiểm ABS – Mỹ thực hiện phân cấp và giám sát tổ chức thi công thực hiện dự án.
Thiết bị – vật tư dự án FSO5:
Các vật tư thiết bị phục vụ dự án đều được dựa trên thiết kế kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật của Chủ đầu tư PTSC - đạt chỉ tiêu chất lượng dành cho sản phẩm dầu khí và được cơ Quan đăng kiểm Mỹ- ABS phê duyệt.
Chủ yếu các thiết bị trên FSO5 được trang bị gồm:
+ Hệ làm hàng chính : nồi hơI,bơm tuabin dầu hàng,hệ thống khí trơ,hệ thống hâm sấy két hàng.
+ Hệ thống máy phát điện : 3 máy phát chính và 1 máy phát sự cố
+ Hệ thống tự động và điều khiển tự động : hệ đo két, giám sát buồng máy, hệ thống tự động phát hiện.
+ Hệ thống các module xử lý dầu trên boong : module tách nước, module đóng ngắt sự cố,module kiểm đến và module hâm sấy dầu hàng.
+ Khối lượng tôn sắt thép phục vụ dự án tổng số khoảng 32.000 tấn
+ Tổng số lượng van điều khiển và van tay trên kho nổi khoảng: 1750 chiếc
+ Tổng số mét đường ống các loại khoảng 28.000 mét.
    Toàn bộ các thiết bị trên đều được nhập khẩu bởi các nước trong nhóm G7 và một số thiết bị được nhập từ Hàn Quốc và Nhật.